Hiện nay, mô hình ESCO được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực điện mặt trời. Đặc biệt, với những dự án điện mặt trời “0 đồng đầu tư”, ESCO không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững, xanh và thông minh hơn. Vậy mô hình ESCO là gì? Tại sao đây là lựa chọn đáng cân nhắc dành cho các doanh nghiệp?
Mô hình ESCO là gì?

ESCO (Energy Service Company) là viết tắt của “Công ty Dịch vụ Năng lượng”, hoạt động theo mô hình đầu tư điện năng lượng mặt trời 0 đồng. Trong đó, doanh nghiệp không phải bỏ vốn đầu tư ban đầu cho các dự án tiết kiệm năng lượng, mà toàn bộ chi phí sẽ do bên ESCO đầu tư, triển khai, và vận hành. Doanh nghiệp sẽ hoàn trả lại phần chi phí đầu tư từ phần tiết kiệm được trên hóa đơn điện hàng tháng, theo một hợp đồng chia sẻ lợi ích rõ ràng và minh bạch.
Cụ thể với dự án điện mặt trời theo mô hình ESCO, công ty ESCO sẽ chịu toàn bộ chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, bảo trì, vận hành và xử lý sự cố trong suốt thời gian hợp đồng (thường 10–20 năm). Doanh nghiệp chỉ cần cam kết mua lại lượng điện sản sinh từ hệ thống với mức giá rẻ hơn giá điện lưới, giúp tiết kiệm ngay từ tháng đầu tiên mà không cần đầu tư bất kỳ chi phí nào.
Những mặt ưu điểm và hạn chế của mô hình ESCO
Ưu điểm của mô hình ESCO
- Không cần vốn đầu tư ban đầu: Đây là mô hình phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ nguồn lực tài chính để đầu tư hệ thống điện mặt trời.
- Tiết kiệm chi phí điện hiệu quả: Mức giá điện ESCO cung cấp phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp, giúp tạo ra khoản tiết kiệm điện hàng tháng trong suốt thời hạn hợp đồng.
- Không lo bảo trì – không lo rủi ro kỹ thuật: ESCO chịu trách nhiệm toàn bộ từ thiết kế, thi công đến vận hành và bảo trì. Doanh nghiệp không cần có đội ngũ kỹ thuật riêng hoặc lo lắng về tuổi thọ thiết bị.
- Không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Việc lắp đặt điện mặt trời áp mái không ảnh hưởng đến sản xuất. Ngược lại, hệ thống còn giúp giảm tải cho lưới điện và ổn định điện áp cục bộ.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Mô hình ESCO vừa là giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu nguồn khí thải carbon đáng kể.
Hạn chế của mô hình ESCO
- Ràng buộc hợp đồng dài hạn: Thời gian hợp đồng với ESCO thường kéo dài từ 10–20 năm. Doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động ổn định tại cùng địa điểm trong suốt thời gian này.
- Giới hạn diện tích mái: Nếu diện tích mái không đủ hoặc có nhiều vật cản xung quanh, khả năng triển khai dự án này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
- Mức tiết kiệm điện thấp hơn tự đầu tư: Phương pháp tự đầu tư điện mặt trời có thể tiết kiệm năng lượng cao hơn mô hình ESCO.
Giá trị nhận được của doanh nghiệp từ mô hình ESCO

- Doanh nghiệp hoàn toàn không cần bỏ ra bất kỳ chi phí đầu tư ban đầu nào và không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro tài chính nào liên quan đến hệ thống.
- Giảm ngay đến 15% chi phí điện sản xuất và 20% chi phí điện kinh doanh so với giá của EVN.
- Doanh nghiệp có diện tích mái từ 5.000m² trở lên có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời với công suất khoảng 1MWp. Với diện tích mái từ 30.000m², hệ thống 5MWp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 2 tỷ đồng mỗi năm (đối với doanh nghiệp sản xuất).
- Hoàn toàn tự chủ về nguồn cung điện, không còn lo ngại về tình trạng tăng giá điện hàng năm của EVN.
- Sau khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp được sử dụng miễn phí toàn bộ hệ thống điện mặt trời, mang lại khoản tiết kiệm hàng tỷ đồng trong dài hạn.
- Giảm nhiệt độ mái nhà xưởng lên đến 5ºC, góp phần giảm chi phí làm mát.
Điều kiện để doanh nghiệp tham gia giải pháp ESCO

Để triển khai dự án điện mặt trời “0 đồng” theo mô hình ESCO, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản:
Có diện tích mái phù hợp và kết cấu đủ chắc chắn
- Diện tích mái nhà xưởng, văn phòng hoặc kho hàng đảm bảo trên 5000m² và không bị che chắn bởi cây cối, tòa nhà cao tầng xung quanh.
- Kết cấu mái phải đủ chịu lực để lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời và khung giá đỡ.
Có nhu cầu tiêu thụ điện ổn định
- Doanh nghiệp nên có hóa đơn tiền điện tối thiểu từ 350.000.000VNĐ/tháng.
- Ưu tiên mô hình sản xuất liên tục, tiêu thụ điện vào ban ngày – khung giờ hệ thống điện mặt trời phát huy hiệu quả tốt nhất.
Có hồ sơ pháp lý rõ ràng về địa điểm lắp đặt
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê mặt bằng còn hiệu lực.
- Không có tranh chấp pháp lý tại địa điểm triển khai dự án.
Cam kết sử dụng hệ thống trong suốt thời gian hợp đồng
- Doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh ổn định tại địa điểm lắp đặt trong thời gian hợp đồng ESCO.
- Đồng thời, tuân thủ các điều khoản kỹ thuật và vận hành để đảm bảo hiệu suất hệ thống.
Mô hình ESCO với giải pháp ‘điện mặt trời 0 đồng” không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí điện năng, mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn ESG và giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển vững mạnh.
Trên đây là những nội dung chia sẻ về mô hình ESCO – đầu tư điện mặt trời 0 đồng dành cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nguồn thông tin để quyết định đầu tư điện năng lượng mặt trời bền vững.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 091 354 1168
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ. DD5, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Website: https://saigonsolar.com.vn/
Email: marketing.cnsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
BESS là gì? Tất tần tật về hệ thống lưu trữ năng lượng
Dự án điện năng lượng mặt trời tại Củ Chi – Hệ thống 12kWp có lưu trữ
Cách chọn pin lưu trữ điện mặt trời lithium phù hợp với nhu cầu
Quy trình tái chế pin mặt trời: Giải pháp an toàn và hiệu quả