Xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng tăng, đặc biệt là điện mặt trời, nhiều người bắt đầu quan tâm đến các chỉ số kỹ thuật liên quan. Một trong những thuật ngữ thường gặp là kWp. Vậy kWp là gì?, và chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc thiết kế, lắp đặt và vận hành một hệ thống điện mặt trời? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
KWp là gì?

KWp là gì? KWp (kilowatt peak) là đơn vị đo công suất tối đa mà một hệ thống hoặc tấm pin quang điện (PV) có thể tạo ra trong điều kiện tiêu chuẩn. Nói một cách đơn giản, kWp cho biết công suất tức thời của hệ thống điện mặt trời khi hoạt động ở hiệu suất cao nhất.
Các điều kiện tiêu chuẩn này được quy định cụ thể, bao gồm:
- Cường độ ánh sáng mặt trời: 1000W/m2
- Hệ số khối lượng không khí (AM): 1.5
- Nhiệt độ tế bào pin: 25∘C
Vì vậy, thông qua chỉ số kWp (thường được gọi là công suất hệ thống), chúng ta có thể hình dung được quy mô của hệ thống điện mặt trời và ước tính sản lượng điện năng mà hệ thống có thể tạo ra (kWh).
Ngoài kWp, các đơn vị đo công suất đỉnh khác của hệ thống điện mặt trời còn được biểu thị công suất lớn hơn, như:
- MWp (megawatt peak): 1MWp=1000kWp
- GWp (gigawatt peak): 1GWp=1000MWp=1.000.000kWp
1 kWp bằng bao nhiêu kWh?

Ngoài thắc mắc kWp là gì thì nhiều người vẫn muốn biết rằng 1kWp cho ra bao nhiêu sản lượng điện (kWh). Đây là câu hỏi thường gặp khi người dùng muốn quy đổi công suất thiết kế (kWp) thành sản lượng điện thực tế sử dụng (kWh – kilowatt giờ).
kWh (kilowatt-giờ) là đơn vị đo năng lượng điện quen thuộc mà bạn thường thấy trên hóa đơn tiền điện hàng tháng. Nó thể hiện lượng điện năng đã được sử dụng hoặc sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể.
Một hệ thống điện mặt trời có công suất đỉnh 1 kWp, khi hoạt động hết công suất trong vòng 1 giờ, sẽ tạo ra 1 kWh điện.
Tuy nhiên, sản lượng điện thực tế mà một hệ thống điện mặt trời tạo ra trong một ngày sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là thời gian có nắng và cường độ bức xạ mặt trời. Số giờ nắng và cường độ bức xạ thay đổi theo mùa và vị trí địa lý.
Tại Việt Nam, cường độ bức xạ mặt trời trung bình dao động như sau:
- Miền Trung và miền Nam: Khoảng 4,5 – 5,5 kWh/m²/ngày.
- Miền Bắc: Khoảng 4 – 4,5 kWh/m²/ngày.
Ví dụ:
Một hệ thống điện mặt trời có công suất 3 kWp sẽ tạo ra lượng điện khác nhau tùy thuộc vào vị trí lắp đặt:
- Khu vực có bức xạ 4,5 – 5 kWh/m²/ngày: Hệ thống 3 kWp có thể sản xuất khoảng 3kWp × 4,5−5kWh/m²/ngày = 13,5−15kWh/ngày.
- Khu vực có bức xạ 5,5 – 6 kWh/m²/ngày: Cùng hệ thống 3 kWp đó có thể sản xuất khoảng 3kWp × 5,5−6kWh/m²/ngày = 16,5−18kWh/ngày.
Ý nghĩa của kWp trong hệ thống điện mặt trời

Trong bối cảnh ngành điện năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, đang phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể thường xuyên nghe thấy những câu hỏi như: “Lắp hệ thống điện mặt trời 5 kWp thì tốn khoảng bao nhiêu?” hay “Nhà tôi dùng hết 2 triệu tiền điện mỗi tháng thì nên lắp hệ thống bao nhiêu kWp?”.
Vậy, ý nghĩa trong hệ thống điện mặt trời đối với kWp là gì? kWp chính là công suất lắp đặt của hệ thống. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Ước tính chi phí đầu tư: Thông thường, chi phí lắp đặt sẽ phụ thuộc vào công suất kWp của hệ thống.
- Dự đoán sản lượng điện: Với một công suất kWp nhất định, bạn có thể ước lượng được lượng điện mà hệ thống có thể tạo ra, từ đó có thể biết được khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của gia đình hoặc doanh nghiệp.
- Tránh lãng phí đầu tư: Việc hiểu rõ nhu cầu sử dụng điện và lựa chọn công suất kWp phù hợp sẽ giúp tránh tình trạng lắp đặt hệ thống dư thừa công suất. Việc này rất quan trọng trong tình hình hiện tại, khi cơ chế giá mua lại điện dư từ các dự án điện mặt trời hòa lưới vẫn chưa có quyết định chính thức từ EVN.
1kWp cần bao nhiêu diện tích lắp đặt?
Nếu đã biết kWp là gì? 1kWp bằng bao nhiêu kWh? Và ý nghĩa trong hệ thống điện mặt trời của kWp là gì? Thì để xác định có thể lắp bao nhiêu kWp trên mái nhà, ta cần biết mật độ công suất của hệ thống điện mặt trời.
Trung bình, 1 kWp cần khoảng 6 – 7m² diện tích mái, tùy loại tấm pin (mono hay poly, hiệu suất cao hay thường).
Ví dụ:
- Một hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất 3 kWp sẽ yêu cầu diện tích mái xấp xỉ 20m².
- Tương tự, để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời áp mái với công suất 5 kWp, bạn cần chuẩn bị một khoảng diện tích mái từ 30-35 m², tùy cấu hình và cách bố trí tấm pin.
Hộ gia đình nên lắp đặt bao nhiêu kWp?

Khi mới tìm hiểu về điện mặt trời, bên cạnh câu hỏi kWp là gì, thì câu hỏi phổ biến liên quan đến việc lắp điện mặt trời của các hộ gia đình là: “Nên lắp đặt hệ thống có công suất bao nhiêu kWp?”.
Mục đích chính của việc lắp đặt điện mặt trời tại các hộ gia đình thường là để tự cung cấp một phần điện năng cho sinh hoạt. Do đó, việc tính toán công suất hệ thống thường dựa trên lượng điện tiêu thụ hàng tháng, với mục tiêu sản lượng điện mặt trời đáp ứng khoảng 50-70% nhu cầu.
Tham khảo công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời phổ biến tại hộ gia đình:
Điện năng tiêu thụ hàng tháng | Công suất hệ thống | Sản lượng trung bình |
200 – 300 kWh | 2 – 3 kWp | 250 400kWh/tháng |
400 – 600 kWh | 4 – 5 kWp | 500 – 700 kWh/tháng |
>800 kWh | 6 – 8 kWp | 800 – 1200 kWh/tháng |
Lưu ý: Nếu bạn có kế hoạch dùng thêm thiết bị điện (máy lạnh, xe điện, bơm nước…), nên lắp dự phòng cao hơn 20 – 30%.
Trên đây là một vài chia sẻ về kWp là gì, ý nghĩa của kWp trong hệ thống điện mặt trời cùng một số thông tin liên quan đến việc lắp điện mặt trời tại hộ gia đình. Hy vọng những thông tin mà Saigon Solar mang đến có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đơn vị kWp là gì. Nếu có nhu cầu cần tư vấn lắp điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình, nhà xưởng,… vui lòng liên hệ với Saigon Solar để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 091 354 1168
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ. DD5, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Website: https://saigonsolar.com.vn/
Email: marketing.cnsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Điện mặt trời nông nghiệp – Giải pháp tốt nhất cho mọi nhà nông
5 cách tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa hè
Lắp điện mặt trời tại Bình Dương – Giải pháp tối ưu chi phí
Lắp điện mặt trời tại Đồng nai bao nhiêu tiền?