Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực với lượng bức xạ mặt trời cao đã tạo điều kiện phát triển ngành năng lượng mặt trời mạnh mẽ, đặc biệt là ngành điện năng lượng mặt trời. Dưới đây là top 5 nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam có quy mô lớn nhất hiện nay.
Nhà máy điện mặt trời là gì?

Nhà máy điện mặt trời hay trang trại điện mặt trời là nơi sản xuất điện năng dựa trên việc sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời. Quá trình này được gọi là quang điện, diễn ra khi các tấm pin hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa nó thành điện năng. Đây là một trong những giải pháp năng lượng tái tạo, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường.
Các nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện sạch, bền vững và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Với tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời vô cùng lớn, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực về việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này.
Tiềm năng phát triển nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam
Việt Nam có một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng mặt trời nhờ vào điều kiện khí hậu nóng và nắng quanh năm. Đặc biệt, các tỉnh miền Trung và miền Nam của Việt Nam với lượng bức xạ mặt trời lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam quy mô lớn.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam có tiềm năng phát triển khoảng 26.000 MW điện mặt trời, trong đó các khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ là những nơi có tiềm năng lớn nhất. Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy các nhà đầu tư đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện mặt trời, từ đó giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu khí thải carbon.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và chính sách hỗ trợ, các nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam đang đóng góp rất lớn vào nguồn cung điện quốc gia, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp xanh trong tương lai.
5 nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam
Dưới đây là danh sách 5 nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam có quy mô lớn nhất:
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc tọa lạc tại tỉnh Ninh Thuận, là một trong những dự án lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với tổng công suất lên đến 450 MW, nhà máy này có thể cung cấp điện cho hơn 200.000 hộ gia đình mỗi năm.
Dự án được xây dựng trên diện tích gần 600 ha với 1.4 triệu tấm pin cùng hệ thống xoay tự động để đón ánh nắng mặt trời. Tổng số vốn đầu tư vào dự án khoảng 12.000 tỷ đồng. Mỗi năm, nhà máy Trung Nam Thuận Bắc có thể sản xuất hơn 1 tỷ kWh từ hệ thống điện mặt trời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân địa phương
Cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng (DT1, DT2, DT3)

Cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng là dự án điện mặt trời có công suất lớn thứ 2 tại Việt Nam. Bao gồm ba nhà máy lớn: DT1, DT2 và DT3 được xây dựng trên một phần vùng bán ngập nước của hồ Dầu Tiếng tại tỉnh Tây Ninh.
Tổng công suất của ba nhà máy này là 420 MW với diện tích xây dựng khoảng 504 ha và tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 9.100 tỳ đồng. Ước tính mỗi năm, cụm nhà máy này có thể sản xuất ra khoảng 688 triệu kWh, bằng một nửa sản lượng từ nhà máy điện Hòa Bình, cung cấp lượng điện đáng kể cho khu vực Đông Nam Bộ.
Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ nằm tại tỉnh Bình Định, với công suất lắp đặt lên đến 330 MW. Dự án này được xây dựng trên diện tích 380 ha với tổng số vốn đầu tư 6.200 tỷ đồng. Ước tính, mỗi năm nhà máy đạt sản lượng điện khoảng 520 triệu kWh, cung cấp nguồn điện ổn định và bền vững cho các hoạt động kinh tế và xã hội.
Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc sử dụng năng lượng mặt trời ở các tỉnh miền Trung, nơi có bức xạ mặt trời mạnh, nhưng lại ít được đầu tư vào năng lượng tái tạo so với các tỉnh miền Nam.
Cụm 3 nhà máy điện mặt trời BIM

Cụm ba nhà máy điện mặt trời BIM (BIM Solar) gồm BIM 1, BIM 2 và BIM 3, nằm tại tỉnh Ninh Thuận, với tổng công suất lên tới 330 MW. Các nhà máy này là một phần của dự án BIM Group, được xây dựng với tổng số vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Hơn 1 triệu tấm pin mặt trời được đầu tư vào nhà máy đã sản xuất hơn 665 triệu kWh mỗi năm.
Các nhà máy điện mặt trời BIM không chỉ cung cấp điện năng cho khu vực miền Nam mà còn là tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nơi có bức xạ mặt trời dồi dào. Các dự án BIM cũng đã giúp phát triển cơ sở hạ tầng và tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương.
Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội

Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội, nằm tại tỉnh Phú Yên, được xây dựng trên diện tích 256 ha với công suất 257 MW, sử dụng 752.640 tấm pin mặt trời và được đưa vào vận hành từ năm 2019. Đây là một trong những dự án lớn nhất Phú Yên trong ngành năng lượng tái tạo. Dự tính rằng, mỗi năm, nhà máy này sẽ phát lên lưới điện quốc gia khoảng 367,64 triệu kWh.
Trên đây là danh sách 5 nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam được xây dựng với quy mô lớn nhất. Với sản lượng điện lớn được sản xuất ra từ các nhà máy mỗi ngày, đã đóng góp không nhỏ trong việc cung cấp nguồn điện bền vững và phát triển ngành kinh tế cho nước nhà.
Bên cạnh các dự án nhà máy điện mặt trời, Nhà nước vẫn khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà của mình. Nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời, hãy liên hệ ngay với Saigon Solar để nhận tư vấn chi tiết hơn nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 091 354 1168
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ. DD5, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Website: https://saigonsolar.com.vn/
Email: marketing.cnsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Công thức tính hiệu suất pin mặt trời chuẩn xác nhất
Tuổi thọ tấm pin năng lượng mặt trời kéo dài trong bao lâu?
3 thiết bị vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời cơ bản
Khả năng chống chịu thời tiết của tấm pin mặt trời
Hướng dẫn cách vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời tại nhà
Hướng dẫn sử dụng công cụ tự tính công suất lắp đặt điện mặt trời