Pin mặt trời ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ vào tính bền vững và khả năng tiết kiệm chi phí lâu dài. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả sử dụng tối ưu, nên tìm hiểu và tính toán chính xác hiệu suất của pin mặt trời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hiệu suất pin mặt trời, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng và công thức tính hiệu suất chuẩn xác nhất.
Hiệu suất pin mặt trời là gì?

Hiệu suất pin mặt trời là chỉ số cho thấy khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện của pin mặt trời. Nói cách khác, hiệu suất pin mặt trời cho biết tỷ lệ % ánh sáng mặt trời mà tấm pin có thể biến đổi thành điện năng, từ đó cung cấp năng lượng cho các thiết bị, máy móc hoặc hệ thống điện của bạn.
Hầu hết các tấm pin mặt trời ngày nay đều có hiệu suất từ 17% đến 20%, nghĩa là chúng có thể chuyển đổi từ 17% đến 20% ánh sáng mặt trời thành điện năng.
Tấm pin hiệu suất cao hơn tạo ra nhiều điện năng hơn trên một diện tích nhỏ hơn, nghĩa là bạn có thể cần ít tấm pin hơn để cung cấp năng lượng cho ngôi nhà của mình. Biết hiệu suất của tấm pin giúp bạn tính toán số lượng tấm pin cần thiết, ước tính chi phí đầu tư điện mặt trời phù hợp với nhu cầu của mình.
Cách yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất pin mặt trời
Hiệu suất pin mặt trời phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng dưới đây:
Công nghệ tấm pin (solar cell):
Các tế bào quang điện (solar cells) làm từ silicon thường có hiệu suất tốt nhất. Có ba loại tế bào quang điện chính được sử dụng trong pin mặt trời:
- Tế bào quang điện đơn tinh thể (Monocrystalline Solar Cells): Đây là loại pin có hiệu suất cao nhất khoảng trên dưới 20%, có thể sử dụng cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên, giá thành thường cao hơn các dòng pin khác.
- Tế bào quang điện đa tinh thể (Polycrystalline Solar Cells): Loại pin có hiệu suất chuyển đổi tương đối khoảng 15-19%, pin chỉ hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh, giá thành tương đối ổn định.
- Tế bào quang điện màng mỏng (Thin-Film Solar Cells): Dòng pin có hiệu suất chuyển đổi thấp hơn 2 loại pin trên khoảng 11-14% và ít được sử dụng hơn.
Ánh sáng mặt trời

Độ chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của pin mặt trời. Những ngày trời u ám, có mây hoặc trong các khu vực có nhiều bóng râm sẽ làm giảm hiệu suất chuyển đổi năng lượng của pin mặt trời.
Hướng và góc nghiêng của tấm pin
Để thu được nguồn ánh sáng mặt trời và đạt hiệu suất tối đa, các tấm pin mặt trời cần được lắp đặt ở vị trí có hướng và góc nghiêng phù hợp với bức xạ mặt trời tại địa phương.
Độ sạch của tấm pin

Tấm pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất và tạo ra sản lượng điện nhiều nhất nếu như bề mặt tấm pin không bị bám bụi, mưa, tuyết hoặc các yếu tố môi trường khác.
Tuổi thọ và chất lượng của pin
Pin mặt trời có tuổi thọ trung bình từ 20 đến 30 năm. Tuy nhiên, theo thời gian, hiệu suất của pin sẽ giảm dần. Do đó, việc lựa chọn pin chất lượng cao và bảo trì định kỳ rất quan trọng để duy trì hiệu suất lâu dài.
Công thức tính hiệu suất pin mặt trời
Công thức tính hiệu suất của pin mặt trời là sự so sánh giữa năng lượng mà tấm pin có thể tạo ra với tổng năng lượng ánh sáng mặt trời mà nó nhận được. Công thức chuẩn xác để tính hiệu suất của pin mặt trời như sau:
Hiệu suất pin mặt trời = Công suất tấm pin / (Diện tích tấm pin x 1000)
Trong đó:
- Hiệu suất pin mặt trời (%)
- Công suất tấm pin (Wp)
- Diện tích tấm pin (m²)
- 1000 (W/m2): Bức xạ trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC)
Ví dụ: Một tấm pin mặt trời có diện tích khoảng 2,3m² với công suất khoảng 440Wp thì hiệu suất tấm pin mặt trời được tính như sau:
Hiệu suất tấm pin = 440Wp / (2,3m² x 1000)= 19%
Cách duy trì hiệu suất pin mặt trời ở mức tốt nhất

Để duy trì hiệu suất pin mặt trời ở mức tốt nhất trong suốt thời gian sử dụng, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Vệ sinh tấm pin định kỳ: Đảm bảo tấm pin luôn sạch sẽ để ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào tốt nhất. Bạn có thể vệ sinh pin mặt trời bằng nước sạch và chổi mềm, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng bề mặt của pin.
- Kiểm tra và bảo trì hệ thống: Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, bạn cần kiểm tra và bảo trì định kỳ các bộ phận của hệ thống điện mặt trời như bộ chuyển đổi, dây điện và các kết nối.
- Lắp đặt hệ thống ở vị trí tối ưu: Hệ thống pin mặt trời cần được lắp đặt ở vị trí có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp trong suốt ngày. Đảm bảo rằng không có bóng râm từ cây cối, tòa nhà hay các vật thể khác che khuất tấm pin.
- Giảm thiểu nhiệt độ hoạt động: Mặc dù bạn không thể kiểm soát được nhiệt độ môi trường, nhưng bạn có thể lắp đặt tấm pin ở nơi có sự thông thoáng tốt để giảm nhiệt độ cho hệ thống.
- Chọn pin mặt trời chất lượng cao: Lựa chọn các loại pin mặt trời từ những nhà sản xuất uy tín sẽ giúp bạn có được hệ thống điện mặt trời hiệu quả và bền bỉ trong thời gian dài.
Trên đây là công thức tính hiệu suất pin mặt trời và gợi ý cách để có thể duy trì hiệu suất tấm pin ở mức tốt nhất. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn đọc. Nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời và cần tư vấn công suất lắp đặt, vui lòng liên hệ ngay với Saigon Solar để nhận tư vấn tốt nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 091 354 1168
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ. DD5, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Website: https://saigonsolar.com.vn/
Email: marketing.cnsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
5 thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời phổ biến nhất
Danh sách 5 nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam quy mô lớn nhất
Tuổi thọ tấm pin năng lượng mặt trời kéo dài trong bao lâu?
3 thiết bị vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời cơ bản